Kiểm soát lũ lụt là vấn đề quan trọng với đất nước Hà Lan vì 2/3 lãnh thổ quốc gia nằm ở khu vực dễ ngập lụt trong khi mật độ dân số thuộc nhóm đông đảo bậc nhất.
Kiểm soát lũ lụt là vấn đề quan trọng với đất nước Hà Lan vì 2/3 lãnh thổ quốc gia nằm ở khu vực dễ ngập lụt trong khi mật độ dân số thuộc nhóm đông đảo bậc nhất.
|
Về cơ bản, đất nước Hà Lan là vùng đồng bằng phù sa, được cấu thành từ lớp trầm tích còn sót lại của hàng nghìn năm bồi lấp. Các đụn cát ven biển trở thành bờ kè tự nhiên, giúp lớp trầm tích không bị rửa trôi ra biển. Khoảng 2/3 diện tích quốc gia này nằm trong khu vực dễ bị ngập. Ngay từ xa xưa, người dân Hà Lan đã biết tìm cách ngăn lũ để bảo vệ mình. Nếu không có đê chắn, một phần lãnh thổ rộng lớn của quốc gia này sẽ chìm dưới nước.
|
|
Nhà chức trách Hà Lan sử dụng các cồn cát tự nhiên, đê nhân tạo, đập và các cửa xả lũ để chống lại những cơn bão từ biển. Hệ thống đê ngăn chặn nước biển tràn vào qua các con sông lớn trong khi các kênh mương chằng chịt và hệ thống máy bơm giúp đẩy nước ra biển trong trường hợp cần thiết.
|
|
Ngay từ thuở mới lập quốc, các tuyến đê biển đã được xây dựng để bảo vệ khu đất nông nghiệp. Sau một thời gian, lớp trầm tích mới lắng đọng phía ngoài con đê, người ta tiếp tục đắp tuyến đê khác bên ngoài để lấn biển. Tuyến bên trong được giữ nguyên phòng trường hợp đê bên ngoài hư hại.
|
|
Phương pháp và vật liệu đắp đê ở Hà Lan cũng được thay đổi trong nhiều thế kỷ. Từ những vật liệu sơ khai thời Trung cổ, đê ngày nay ở Hà Lan có phần lõi là cát trong khi lớp bên ngoài là đất sét để chống thấm nước và xói mòn. Chân đê được thêm đá hoặc bê tông để làm chậm tác động của sóng. Người ta trồng cỏ trên đó để chống xói mòn.
|
|
Người Hà Lan cũng rất chú trọng tới hệ thống thoát nước. Để thuận lợi cho nông nghiệp, người ta đào rất nhiều con kênh chằng chịt để dẫn nước đi. Đất từ quá trình đào kênh được dùng để bồi đắp các cánh đồng.
|
|
Địa chất của Hà Lan gây ra hiện tượng sụt lún mạnh, vì thế người ta xây dựng các cối xay gió dọc các con kênh để tăng khả năng thoát nước. Khi gió làm quay cối xay, hệ thống dẫn động bên trong truyền lực xuống thiết bị phía dưới nhằm đẩy nước ra biển.
|
|
Ngày nay, cối xay gió đã không còn đóng vai trò chính trong quy trình thoát nước của Hà Lan. Người ta sử dụng máy bơm sử dụng nhiên liệu diesel và bơm điện để đẩy nước xuống hạ nguồn.
|
|
Nhằm ngăn nước biển tràn ngược trở lại qua các dòng sông, người ta thiết kế nhiều đập. Chúng bảo vệ các thành phố và làng mạc nhưng lại gây cản trở nghiêm trọng với giao thương đường thủy. Các tàu thường bị đập nước chặn đứng và tạo ra những khu dân cư lớn gần đó để hỗ trợ khả năng vận tải đường thủy. Kinh đô Amsterdam của Vương quốc Hà Lan là ví dụ điển hình.
|
|
Ngày nay tại Hà Lan, người ta tạo ra những đập nước di động để tăng hiệu quả ngăn lũ nhưng vẫn đảm bảo giao thương đường thủy. Hệ thống rào chắn ngăn lũ Maeslantkering (Hà Lan) là một phần của Delta Works, hệ thống ngăn lũ lớn nhất thế giới, bảo vệ khu vực rộng lớn ở tây nam Hà Lan.
|
Phóng to
Chia sẻ
|
Các tàu bơm cát xuống khu vực bờ biển Hà Lan để giảm thiểu xói mòn.
Nguồn: ZIng Me |
This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
0 nhận xét :
Post a Comment